(Nguồn hướng dẫn visa trích đăng từ sổ tay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM)
Khi một Thường Trú Nhân (green card holder) sống ở ngoài Hoa Kỳ hơn 1 năm mà không xin phép với Sở Di Trú (USCIS), thì coi như Thường Trú Nhân đó đã từ bỏ nơi cư trú và đánh mất tình trạng thường trú nhân (LPR) của mình ở Hoa Kỳ.
Các đương đơn cần liên hệ với Bộ An Ninh Nội Địa (DHS)/Sở Di Trú (USCIS) tại TP. Hồ Chí Minh để xác định tình trạng cư trú hiện tại của mình, và liệu đương đơn có hội đủ điều kiện để được cấp Thư Vận Chuyển (Boarding Letter) để quay trở lại Hoa Kỳ với tư cách là một Thường Trú Nhân.
Các đương cần liên hệ trực tiếp với USCIS từ thứ Hai đến thứ Sáu vào lúc 13:00 – 16:00 chiều tại địa chỉ:
- Cao ốc Diamond Plaza
- 34 Lê Duẩn, lầu 8, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- ĐT: 84-8- 3520 4477
- Fax: 84-8 – 3823 5393
- Email: CIS-HCMC.Inquiries@dhs.gov
Nếu DHS/USCIS quyết định rằng các đương đơn không hội đủ điều kiện để được cấp Thư Vận Chuyển, đương đơn có thể xin cấp một loại thị thực “đặc biệt”, còn được biết là “visa SB1”. Để hội đủ điều kiện lấy lại tình trạng cư trú, các đương đơn cần phải chứng minh cho viên chức lãnh sự rằng họ đã rời Hoa Kỳ với ý định sẽ quay trở về sau thời hạn dưới 1 năm ở nước ngoài, và họ đã không thể quay trở về Hoa Kỳ như dự định vì các lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Để nộp đơn xin cấp visa SB1, đương đơn cần trực tiếp đến Lãnh sự quán từ 8 -10 giờ các ngày làm việc sau khi đã chuẩn bị xong đầy đủ những giấy tờ sau đây:
- Phí phỏng vấn không hoàn trả 400 đô la Mỹ được nộp tại Lãnh sự quán. Phí này không phải là phí cấp thị thực. Việc thanh toán khoản phí này không đảm bảo cho việc đơn xin lấy lại tình trạng cư trú sẽ được chấp thuận.
- Tất cả các đương đơn phải điền mẫu đơn DS-117 (đính kèm). Mẫu đơn này có thể được tải về trên website http://travel.state.gov/visa/frvi/forms/forms_1342.html
- Bằng chứng về tình trạng thường trú nhân (ví dụ: Mẫu đơn I-151, thẻ xanh I-551, sổ Reentry Permit, …)
- Bằng chứng ngày đương đơn rời Hoa Kỳ (ví dụ: vé máy bay, hộ chiếu có đóng dấu của hải quan, visa nhập cảnh Việt Nam…)
- Bằng chứng chứng minh việc đương đơn ở Việt Nam quá hạn là vì các lý do ngoài tầm kiểm soát của đương đơn (ví dụ: do điều kiện sức khỏe; do làm việc cho một công ty của Hoa Kỳ, do đi cùng với vợ hoặc chồng là công dân Hoa Kỳ, …)
Viên chức lãnh sự sẽ xem xét các bằng chứng và đánh giá liệu đương đơn có hội đủ điều kiện xin lấy lại tình trạng cư trú SB1. Nếu được chấp thuận, đương đơn cũng cần phải hội đủ các điều kiện về pháp lý và hồ sơ giấy tờ để được cấp thị thực di dân mới. Còn nếu không được chấp thuận, thân nhân của đương đơn ở Hoa Kỳ phải mở lại một hồ sơ bảo lãnh di dân mới với USCIS ở Hoa Kỳ để đương đơn có thể quay lại định cư ở Hoa Kỳ.
- Xem thêm thông tin hướng dẫn visa SB1 tại: https://www.ustraveldocs.com/vn_vn/vn-iv-sb1visa.asp
- Thông tin chi tiết về visa SB1 trên trang web Sở Di Trú Mỹ: https://travel.state.gov/content/travel/en/us-visas/immigrate/returning-resident.html
CNW rất vui được đồng hành cùng Quý nhà đầu tư trong hành trình định cư và sinh sống tại Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu, Caribbean. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về đầu tư định cư kết hợp đầu tư, kinh doanh tại các quốc gia này, mời khách hàng đăng ký thông tin vào form bên dưới và liên hệ hotline: 0908835533 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm thông tin về Visa EB-5 Mỹ
- Visa E-2: Con đường định cư Mỹ vẫn thênh thang cho nhà đầu tư Việt
- Dự đoán số lượng visa EB-5 trong năm tài chính 2021 sẽ tăng cao
- Quý 2/2020, chỉ có 21 đơn I-526 nộp lên USCIS – thấp nhất lịch sử EB-5
- Cập nhật diễn biến chương trình EB-5 mới nhất: Nhiều ưu thế cho nhà đầu tư Việt Nam
- Năm 2020, nhà đầu tư phải đợi trong bao lâu để có được Visa EB-5?
- Thống kê đơn I-526 quý 1 năm tài chính 2020: Tăng 260% về số lượng đơn nộp
- Nhà đầu tư EB-5 được ngoại lệ trong tuyên bố đình chỉ nhập cư 60 ngày của tổng thống Mỹ Donald Trump
- Ứng phó COVID-19, USCIS ra chính sách mới linh động cho người nhập cư
- Cập nhật mới nhất chương trình EB-5 trong bối cảnh dịch COVID-19
- Những lưu ý để tránh mất thẻ xanh và tư cách thường trú nhân Mỹ
- Định cư Mỹ: Dự đoán thời gian xét duyệt EB-5 trong năm 2020