Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.
Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irac và Afghanistan, các vụ scandal từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản.
Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới.
MỘT NỀN KINH KẾ DỊCH VỤ
Nền kinh tế quốc gia bao gồm sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước. GDP đánh giá sản lượng đầu ra được tạo bởi sức lao động và trí tuệ tại Hoa Kỳ.
Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP của Hoa Kỳ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật, khoa học, dịch vụ quản lý, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống.
Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP bao gồm các ngành: ngành chế tạo, như máy tính, ôtô, máy bay, máy thiết bị – chiếm 12,1%; xây dựng – chiếm 4,9%; khai thác dầu mỏ, khí đốt và các hoạt động khai mỏ khác – chiếm 1,9%; nông nghiệp chiếm ít hơn 1%. Liên bang, bang và chính quyền địa phương chiếm phần còn lại – 12,4% GDP.Những khu vực kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất là dịch vụ tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là máy tính và đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế.
Hàng hóa nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô – 211,9 tỷ đô-la, và dầu thô – 225,2 tỷ đô-la. Những nước xuất khẩu nhiều nhất vào Mỹ là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Mỹ trong năm 2006 là ôtô và phụ tùng ôtô, xe bán tải và máy bay dân sự. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ là Canada, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc và Anh Quốc.
“SỰ HỦY DIỆT SÁNG TẠO”
Hệ thống kinh tế Mỹ phản ánh những gì mà nhà kinh tế học người Úc trong thế kỷ 20 Joseph Schumpeter đã mô tả: “sự hủy diệt để sáng tạo” của một thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Việc làm, các công ty và toàn bộ các ngành công nghiệp đều như vậy.
Trên thị trường tự do, quyết định về việc sản xuất cái gì và ở mức giá nào được đưa ra thông qua hoạt động mua bán tự do và những người mua, người bán hoàn toàn độc lập – có lúc chỉ do một số ít người, có lúc do hàng triệu người – chứ không phải do chính phủ hay do lợi ích cá nhân của những người cầm quyền. Giá cả được định ra bằng cách này phản ánh tốt nhất giá trị của hàng hóa và dịch vụ; đồng thời, là chỉ dẫn tốt nhất để các nhà sản xuất ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao nhất trên thị trường. Người Mỹ cũng coi thị trường tự do là một cách để khích lệ tự do cá nhân, chủ nghĩa đa quyền chính trị và chống lại sự tập trung quyền lực.
CÁC CÔNG TY LỚN VÀ NHỎ
Các công ty nhỏ – là những công ty có ít hơn 500 nhân viên – chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chúng có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, thông qua những giải pháp kỹ thuật sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Đóng góp của chúng trong GDP là 50,7% trong năm 2004. Cơ quan quản lý các công ty nhỏ Hoa Kỳ cho biết: “Trong số gần 26 triệu công ty tại Mỹ, đa số là các công ty rất nhỏ – 97,5% – có ít hơn 20 nhân viên. Các công ty này chiếm một nửa GDP và tạo ra 60 đến 80% tổng số việc làm mới trong thập kỷ qua”.
Tại Mỹ, nhiều công ty nhỏ cũng được lãnh đạo bởi những người có xuất thân từ các nhóm dân cư thiểu số. Trong số tất cả các công ty phi nông nghiệp ở Mỹ vào năm 2006 thì 6,8% do người Mỹ gốc Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha, 5,2% do người Mỹ gốc Phi, 4,8% do Mỹ gốc Á, 0,9% do người Mỹ gốc da đỏ hoặc người Alaska bản địa và 0,1% do người Hawaii bản địa hoặc người bản địa thuộc vùng đảo Thái Bình Dương sở hữu.
Để tăng lượng tiền mặt có được, các công ty này bán cổ phần (quyền sở hữu tài sản) hoặc trái phiếu (một hình thức vay tiền) cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng thương mại cũng trực tiếp cho các công ty lớn nhỏ vay tiền. Chính quyền trung ương và chính quyền các bang đưa ra những quy định chi tiết để đảm bảo hệ thống tài chính này hoạt động một cách lành mạnh và an toàn; đồng thời, cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin mà họ cần để đưa ra những quyết định sáng suốt.
Một tập đoàn lớn có thể sở hữu hàng triệu nhân viên trở lên, phần lớn các nhân viên này đều sở hữu cổ phần nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số giá trị cổ phiếu của công ty. Khoảng một nửa hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu phổ thông một cách trực tiếp hoặc thông qua các qũy tương hỗ, hay qua các kế hoạch đầu tư trợ cấp hưu trí.
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ
Nhiều người phàn nàn rằng sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là quá ít ỏi và quá chậm chạp. Một số người khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa hoàn toàn được tự do vì có quá nhiều hành vi điều tiết của chính phủ. Những ý kiến trái ngược này đã gây ra các cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử kinh tế Mỹ với tiêu điểm là vai trò của chính phủ.
Tầm quan trọng của sở hữu tư nhân phù hợp với niềm tin vào tự do cá nhân của nước Mỹ. Từ khi giành được độc lập, người Mỹ đã luôn tìm cách hạn chế quyền lực của chính phủ thông qua các cá nhân, kể cả vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế. Và đa số người Mỹ vẫn cho rằng sở hữu tư nhân là hình thức ưu việt hơn so với sở hữu nhà nước trong việc tạo ra sản lượng kinh tế cao nhất.
Mặc dù vậy, phần lớn người dân Mỹ vẫn muốn chính phủ phải đảm nhận một vài nhiệm vụ nào đó trong nền kinh tế, và hệ thống luật pháp của nước Mỹ đã tạo ra một cơ sở lành mạnh để vận hành các hoạt động kinh doanh. Các công ty – ít nhất là các công ty hợp pháp – cần phải được chính phủ cho phép hoạt động kinh doanh. Các tập đoàn cần phải được 1 trong 50 bang cho phép thành lập và hoạt động. (Hơn một nửa các tập đoàn của Mỹ được thành lập ở bang Delaware vì họ thích cơ chế quản lý của bang này). Các công ty cần phải có các loại giấy đăng ký, giấy phép và giấy cho phép hoạt động do chính quyền địa phương cấp.
CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ, quản lý lượng cung tiền và sự sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế (chính sách tài khóa).
MỘT CON SỐ CỦA CÁC CON SỐ ĐỂ XEM XÉT
Dù gì đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế:
– Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP của một bang – bang California – đạt 1,5 nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước, vào năm đó.
– Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất – trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản – đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển.
– Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỷ đô-la, chiếm 4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm 18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng thứ 15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỷ đô-la vào giữa năm 2006.
– Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau Singapore và New Zealand.
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Nhiều nhà kinh tế cho rằng ngoài thách thức về sự phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ, nước Mỹ còn phải đương đầu với thách thức về các dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào nước Mỹ khiến cho lãi suất tiết kiệm trong nước luôn bị duy trì ở mức thấp.
“Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ”, Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội đã nhận định như vậy.
Theo Cơ quan Nghiên cứu Phục vụ Quốc hội (CRS), các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu khoảng 10% tổng tài sản tài chính của nước Mỹ, bao gồm cổ phiếu công ty, trái phiếu và cổ phiếu chính phủ. Họ cũng đầu tư trực tiếp vào các công ty thiết bị và thị trường bất động sản của Mỹ.
“Hoa Kỳ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất trên thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới”, theo CRS.
Trong khi nhiều người lao động Mỹ phải đối mặt với các thách thức lớn phía trước thì không gì quan trọng hơn là phải tăng cường đầu tư hơn nữa vào giáo dục và đào tạo, từ đó, có cái nhìn lạc quan rằng nước Mỹ sẽ duy trì được vị thế cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu nhờ vào sức mạnh tiềm tàng của nó và tính dễ thích ứng với mọi đổi thay.
“Việc nước Mỹ sẽ đóng một vai trò ít quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu là một điều không thể tránh khỏi do những thay đổi về cấu trúc giữa các quốc gia trên thế giới”, Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định như vậy. “Nhưng không có lý do gì để nước Mỹ không thể tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia thịnh vượng nhất hành tinh”.
Nguồn: Sưu tầm
Liên hệ CNW để được tư vấn miễn phí về chương trình và dự án đầu tư:
—————————–
C.N.W- Công ty Tư vấn Kết nối Thế giới Mới
Văn Phòng: Tòa nhà Empire Building, 26-28 Hàm Nghi, P. Bến Nghé, Q.1, TPHCM.
Hotline: 0908 835 533
Email: info@connectnewworld.com
Website: www.connectnewworld.com
Chúng tôi cam kết giúp khách hàng hiện thực hóa giấc mơ trở thành công dân toàn cầu thông qua đầu tư định cư nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Đầu tư một lần quyền lợi mãi mãi với chương trình định cư EB5
- Mức vốn bao nhiêu để đủ điều kiện đầu tư định cư EB5?
- Hướng dẫn cách thẩm định hiệu quả đối với chương trình EB5
- Tham gia vào dự án đầu tư được hoàn vốn EB5 lại khi nào?
- Thời gian Xét duyệt Visa EB-5 – Bạn biết cách tính chưa, 2019?
- Đầu tư EB-5 – Bí quyết đạt thẻ xanh và hoàn vốn thành công, 2019
- [Đầu tư EB-5 2019] Cách chọn Dự án EB-5 An toàn & Thành công
- Làm thế nào để chọn một dự án EB-5 an toàn?
- Câu hỏi đánh giá & lựa chọn dự án EB-5 an toàn
- 10 bước đánh giá & lựa chọn dự án đầu tư EB-5 an toàn
- Các bước tham gia chương trình đầu tư EB-5 an toàn
- Hội thảo: Bí quyết Đầu tư EB-5 An toàn, đạt được Kỳ vọng với Rủi ro Thấp Nhất
- Cập nhật xu hướng và thông mới về đầu tư Visa EB-5, 2019
- Chương Trình Định Cư Hy Lạp và Chương Trình Định cư Mỹ EB-5 ở Vị Trí Top
- (Đơn I-526) Chương Trình EB-5 Vẫn là Lựa chọn Ưu tiên, 2019
- Tái Sử dụng vốn EB-5: 10 cân nhắc hàng đầu cho các nhà đầu tư EB-5
- Định cư Mỹ thành công với dự án thứ 58 của trung tâm vùng CanAm
- Câu hỏi & Trả lời Thường gặp (FAQs) về đầu tư định cư EB-5
- Các câu hỏi thường gặp (FAQs) của chương trình EB-5, 2019
- TOP 10 Câu hỏi thú vị khi thi quốc tịch Mỹ
- Điều gì làm nên một nền kinh tế Mỹ hùng mạnh?
- Hướng dẫn cách thẩm định hiệu quả đối với chương trình EB5
- Liệu con cái của chúng ta sẽ có được một nền giáo dục trung học tốt hơn ở Mỹ?
- Triệu Đô … cho một chiếc “Thẻ xanh” định cư ở Mỹ