Khi đã làm việc hợp pháp tại Canada theo các nhóm ngành nghề NOC 0, A, B bằng work permit, người lao động nước ngoài có nhiều cơ hội định cư lâu dài bằng cách nộp đơn xin thường trú nhân (PR) với chương trình Canadian Experience Class – CEC (kinh nghiệm làm việc trong nước).
Tóm tắt nội dung bài viết
- 1 Chương trình Canadian Experience Class – CEC là gì?
- 2 Ưu điểm của chương trình CEC – Kinh nghiệm làm việc tại Canada
- 3 Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc chương trình CEC
- 4 Cách xác định nhóm ngành nghề NOC của người lao động
- 5 Yêu cầu về tiếng Anh chương trình CEC
- 6 Cách nộp đơn chương trình CEC
- 7 Toàn bộ quy trình CEC đối với người lao động nước ngoài
Chương trình Canadian Experience Class – CEC là gì?
Đây là một nhánh nhập cư thuộc hệ thống Express Entry bên cạnh Federal skilled worker và Federal Skilled Trades. Chương trình Canadian Experience Class – CEC cho phép người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm tại Canada theo các nhóm nghề nghiệp NOC 0, A, B nộp đơn xin thường trú nhân để định cư lâu dài.
CEC được phát triển để những người lao động nước ngoài tạm thời thông qua giấy phép lao động và các sinh viên có học vị, bằng cấp được chứng nhận, cũng như có kinh nghiệm làm việc thực tế tại Canada trở thành thường trú nhân của đất nước. Vì thuộc quản lý của Federal Express Entry nên CEC là chương trình liên bang, được xét duyệt nhanh với các tiêu chí rõ ràng, thủ tục đơn giản và quy trình nộp đơn được thực hiện online.
Ưu điểm của chương trình CEC – Kinh nghiệm làm việc tại Canada
- Chương trình liên bang nên người nộp đơn được tự do sinh sống và làm việc tại bất kỳ đâu trong nước Canada (trừ Quebec vì có chương trình nhập cư riêng).
- Không yêu cầu trình độ, bằng cấp của người nộp đơn, ngoại trừ tiêu chí về tiếng Anh.
- Là con đường trở thành thường trú nhân rất thuận lợi cho những người đã có mặt tại Canada và tích lũy kinh nghiệm làm việc đủ 1 năm.
- Các chương trình đến Canada dễ dàng như: Owner – Operator LMIA, ICT, T50 investor visa… có thể dễ dàng chuyển tiếp qua chương trình thường trú nhân CEC nếu nhà đầu tư/quản lý có trình độ tiếng Anh IELTs từ 6.0 vì được hưởng ưu tiên điểm cộng từ 50 – 200 điểm trong bảng điểm CRS (Comprehensive Ranking System – Hệ thống đánh giá toàn diện).
- Thời gian xử lý hồ sơ nhanh, chỉ từ 3 đến 4 tháng. Hồ sơ khá đơn giản và quá trình nộp đơn Online theo hệ thống Express Ontry, theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ dễ dàng.
- Xem chi tiết chương trình Express Entry
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc chương trình CEC
Có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc toàn thời gian (hoặc tương đương bán thời gian tích lũy 1,560 giờ) tại Canada trong vòng 3 năm qua. Kinh nghiệm làm việc này phải được tích lũy trong khi giấy phép lao động (work permit) vẫn còn hiệu lực, nghĩa là người lao động làm việc hợp pháp tại Canada. (Ngay cả khi đã làm việc đủ 1 năm và rời khỏi Canada, người lao động nước ngoài vẫn được nộp đơn tham gia chương trình thường trú nhân CEC Express Entry).
Kinh nghiệm làm việc của người lao động phải thuộc ngành nghề NOC – National Occupational Classification nhóm 0, A, B.
NOC là danh sách bao gồm tất cả các ngành nghề trong thị trường lao động Canada. NOC mô tả từng công việc theo loại kỹ năng và mức độ kỹ năng. Đối với mục đích nhập cư, các nhóm công việc chính là:
- Loại kỹ năng level 0 (không): Công việc quản lý. ví dụ: Quản lý nhà hàng, quản lý điều hành công ty.
- Kỹ năng level A: Công việc chuyên nghiệp thường yêu cầu bằng cấp từ trường đại học. Ví dụ: Bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư…
- Kỹ năng level B: Công việc kỹ thuật và kỹ năng thương mại thường yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học hoặc đào tạo như một người học việc (apprentice). Ví dụ bếp trưởng, thợ điện, thợ sửa ống nước…
- Kỹ năng level C: Các công việc trung cấp thường yêu cầu từ trình độ phổ thông hoặc cần được đào tạo đặc thù cho công việc. Ví dụ: tài xế xe tải, lễ tân, hướng dẫn viên du lịch…
- Kỹ năng level D: Công việc lao động thường đào tạo tại chỗ. Ví dụ: phụ bếp, giặt sấy, hái trái cây…
Một năm kinh nghiệm làm việc của người lao động nước ngoài có thể đạt cả hai mã NOC khác nhau.
***Lưu ý, kinh nghiệm làm việc có được qua chương trình tự làm chủ (self-employment) và có trong thời gian sinh viên du học đi làm (full-time student) không đủ điều kiện tham gia chương trình CEC.
Cách xác định nhóm ngành nghề NOC của người lao động
Người lao động truy cập mã NOC ngành nghề tại website của chính phủ Canada và tìm kiếm mã có mô tả tương đương với việc làm đã tích lũy kinh nghiệm tại Canada. Mã NOC của người lao động nên căn cứ vào nhiệm vụ công việc chứ không phải chức danh. Đây là yếu tố quan trọng nhất khi nộp bằng chứng kinh nghiệm làm việc của người lao động và tập trung ở đoạn mô tả đầu tiên.
Yêu cầu về tiếng Anh chương trình CEC
- Chương trình Canadian Experience Class – CEC và hệ thống chấm điểm Express Entry nói chung đưa ra yêu cầu bắt buộc đối với trình độ tiếng Anh của các ứng viên như sau:
- Nhóm công việc NOC 0 hoặc A: yêu cầu ngôn ngữ tối thiểu CLB 7.0, tương đương IELTs 6.0 cho tất cả kỹ năng.
- Nhóm NOC B: CLB 5, tương đương IELTs 5.0
- Bài kiểm tra ngôn ngữ hoặc chứng chỉ IELTs của ứng viên có giá trị trong 2 năm và phải có hiệu lực vào ngày nộp đơn xin thường trú.
Cách nộp đơn chương trình CEC
Tương tự như các bước của chương trình Federal skilled Worker Express Entry. Người nộp đơn cần đạt điểm tối thiểu (67) để thỏa điều kiện vào pool (bảng ứng viên) của hệ thống Express Entry. Tiếp theo, ứng viên sẽ được tính điểm CRS theo hồ sơ của bản thân, dựa trên các tiêu chí chương trình như: tuổi, trình độ, ngôn ngữ, kinh nghiệm làm việc, người phối ngẫu… Đến kỳ xét chọn chương trình Express Entry mà mình đã nộp đơn, nếu đạt điểm cut off (điểm sàn xét chọn), ứng viên sẽ nhận được ITA (thư mời nộp đơn đăng ký thường trú nhân) và cần hoàn tất khâu này trong 60 ngày.
Toàn bộ quy trình CEC đối với người lao động nước ngoài
Quy trình thực hiện hồ sơ chương trình Express Entry
Bước 1: Xin work permit – giấy phép làm việc tại Canada. Các chương trình gợi ý: Owner – Operator LMIA, ICT, T50 investor visa… Lưu ý không xin work permit theo diện self employment hay full time student vì không thỏa điều kiện chương trình CEC.
Bước 2: Di chuyển đến Canada làm việc theo điều kiện cho phép của work permit. Công việc phải thuộc một trong 3 nhóm ngành nghề NOC 0, A, B.
Ngay từ bước ngày, vợ/chồng và con dưới 22 tuổi được đi cùng người lao động nước ngoài đến Canada sinh sống. Con được học miễn phí bậc phổ thông tại các trường công lập ở Canada. Tùy vào chương trình xin work permit mà người phối ngẫu có thể xin giấy phép làm việc mở để tự do làm việc tại Canada. Sau 1 năm làm việc, người phối ngẫu cũng có thể đứng đương đơn nộp chương trình CEC nếu công việc thuộc nhóm ngành nghề NOC 0, A hoặc B.
Bước 3: Hoàn thành một năm làm việc tại Canada. Công việc toàn thời gian, bán thời gian và phải tích lũy đủ 1,560 giờ. Xem cách tính kinh nghiệm làm việc tại Canada tại đây.
Bước 4: Chuẩn bị điều kiện tham gia Express Entry
Ngoài tài liệu chứng minh kinh nghiệm làm việc, cần hoàn thành bài thi tiếng Anh, lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khỏe, bằng cấp học thuật (nếu có)… Ứng viên nên tự đánh giá điểm của mình và tìm các yếu tố cải thiện điểm Express Entry nếu có.
Bước 5: Mở tài khoản, hồ sơ Express Entry online. Nộp các tài liệu theo yêu cầu của chương trình.
Bước 6: Cải thiện điểm hồ sơ theo CRS nếu có.
- Lợi thế của chương trình CEC về điểm CRS: được cộng từ 50 – 200 điểm nếu có thư mời nhận việc, kinh nghiệm làm việc tại Canada.
- Nếu có bằng cấp học tại Canada sẽ được cộng thêm 30 điểm.
Bước 7: Nhận thư mời nộp đơn thường trú
Sau khi đạt điểm cut off của lần xét chọn Express Entry, ứng viên được mời nộp đơn xin PR và cần hoàn tất trong vòng 60 ngày. Hồ sơ của cả gia đình gồm người phối ngẫu, con dưới 22 tuổi cũng cần được hoàn thành ở bước này.
Nếu đang ở Canada và giấy phép làm việc sẽ hết hạn trong vòng 4 tháng tới, ứng viên cần xin Giấy phép làm việc mở cầu nối (Bridging open work permit) để có thể tiếp tục làm việc trong suốt phần còn lại của quy trình (mặc dù chỉ có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc loại này sau khi đã nộp đơn xin thường trú theo chương trình CEC).
Bước 8: Nộp đơn đăng ký thường trú
Như đã đề cập ở bước 7, ứng viên cần nộp đơn đăng ký thường trú trong vòng 60 ngày kể từ lúc nhận được thư mời. Đây là khoảng thời gian để ứng viên hoàn tất thủ tục y tế, lý lịch tư pháp, các giấy tờ nhân thân khác. Mặc dù đã thực hiện trước đây vào lúc xin work permit nhưng cần phải làm thêm lần nữa để đạt yêu cầu nộp đơn PR.
Bước 9: Nhận thẻ PR và chính thức trở thành thường trú nhân Canada.
CNW rất vui khi được đồng hành cùng khách hàng trong quá trình định cư và ổn định cuộc sống tại Canada. Các cá nhân và gia đình có bất kỳ nhu cầu được tư vấn về chương trình doanh nhân đầu tư và diện lao động cũng như tất cả các chương trình định cư, xin mời để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ 0908835533 để được tư vấn 1:1 và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm thông tin định cư Canada:
- Định cư Canada bằng chương trình ICT – chuyển công tác nhân viên cấp cao
- Cách phỏng vấn xin việc khi định cư Canada
- Canada thay đổi mức lương làm việc trung bình từ 11/ 5/2020
- 14 nghĩa vụ của chủ lao động tại Canada để bảo vệ quyền lợi người lao động nhập cư trong dịch COVID-19
- Các loại Giấy phép làm việc tại Canada mà người lao động cần nắm vững
- Định cư Canada LMIA – Chương trình Chủ Sở hữu / Người Điều hành
- Startup Visa Canada 2020 – Thu hút vốn & đưa Startup Việt vươn ra thế giới
- Chương trình Định cư Doanh nhân Canada, Cấp Điều hành thông qua công ty mẹ tại Việt Nam
- Cập nhật yêu cầu tài chính năm 2020 của chương trình Express Entry định cư Canada
- Quyền lợi thẻ PR Canada và điều kiện để duy trì thường trú nhân
- Định cư Canada bằng chương trình ICT – chuyển công tác nhân viên cấp cao
- Cách xin giấy phép làm việc (Work permit) Canada từ Việt Nam
- Canada thay đổi mức lương làm việc trung bình từ 11/ 5/2020